Trường cũ tình xưa - Steel Structure | Cao Thanh Khánh

Trường cũ tình xưa

Thời gian thấm thoát thoi đưa, thế là đã 08 năm tốt nghiệp ra trường. Bây giờ quay trở lại trường, được học tập, được gặp lại các thầy trong khoa cơ khí, những niềm vui, ký ức lại ùa về, làm tôi nhớ lại những ngày đầu bước chân vào mái trường mang tên Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng.

Hình 01 - Toà nhà Smart Building
Nhớ năm 2007 đăng ký thi đại học, chẳng biết chọn ngành gì, xem tivi thấy đội tuyển BKDC của khoa cơ khí - Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng đạt giải nhất trong cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam, thế là mình đăng ký ngành cơ khí và theo nó đến bây giờ. Có thể nói, trước khi trở thành một thành viên của Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng, tôi đã dành một tình yêu cho ngôi trường này.

Nói về lịch sử khoa cơ khí của trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng, khoa được thành lập vào tháng 07/1975, đến nay tròn 45 năm. Khoa đã đào tạo được hàng nghìn Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ công tác trong nhiều lĩnh vực cả trong nước lẫn ngoài nước. Đối với tôi, nếu như cha mẹ là người tạo nên hình hài của ta, đưa ta đến với thế giới này, thì các thầy khoa cơ khí là người cha thứ hai dạy cho tôi biết bao kiến thức, truyền đạt những điều hay lẽ phải giúp tôi nên người.


Thời gian lặng lẽ trôi, các thầy vẫn đào tạo sinh viên khoá này đến khoá khác. Còn tôi, tôi vẫn chọn Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng để tiếp tục học cao học, vì ở ngôi trường này không có những tính toán lợi danh, không có chuyện bán mua trí tuệ. Tôi xin cảm ơn, cảm ơn thật nhiều đến các thầy, các cô của trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng nói chung và các thầy trong khoa cơ khí nói riêng, những người đã dạy học trò bằng cả trái tim của mình. Có lẽ, ngôi trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng, cùng với các thầy trong khoa cơ khí là mảnh ghép còn thiếu trong cuộc đời tôi. Dù có đi đến đâu, làm gì thì tình cảm tôi dành cho nơi đây vẫn đong đầy và trọn vẹn.

Hình 02 - Danh sách các Thầy đảm nhiệm giảng dạy các môn học
Tổng thời gian học thạc sĩ khoảng 2 năm, bao gồm 16 môn (45 tín chỉ). Trong 16 môn này có những môn đã học cơ bản ở đại học và bây giờ tiếp tục học nâng cao. Cụ thể các môn học như sau:

 STT

Môn học 

Tín chỉ 

Cán bộ giảng dạy 

1

Triết học sau đại học

 03

 TS. Trịnh Sơn Hoan

2

Phương pháp nghiên cứu khoa học

 01

 PGS.TS. Lê Cung

3

Các pp điều khiên tự động hiện đại

 03

 TS. Võ Như Thành

4

Quy hoạch và xử lý số liệu thực nghiệm

 02

 PGS.TS. Lưu Đức Bình

5

Các phương pháp gia công tiên tiến

 02

 PGS.TS Đinh Minh Diệm

6

Kỹ thuật robot nâng cao

 02

 TS. Lê Hoài Nam

7

Thiết kế cơ cấu cơ khí trên máy tính

 02

 PGS.TS. Lê Cung

8

Lý thuyết biến dạng tạo hình kim loại

 02

 PGS.TS. Thái Thế Hùng

9

Các hệ thống sản xuất tiên tiến

 02

 TS. Ngô Thanh Nghị

 10 

Tối ưu hoá quá trình gia công cơ

 02

 PGS.TS. Lưu Đức Bình

 11 

Vật liệu tiên tiến và công nghệ nano

 02

 PGS.TS. Tào Quang Bảng

 12 

PP phần tử hữu hạn nâng cao

 02

 TS. Nguyễn Phạm Thế Nhân

13

Công nghệ CAD-CAM-CNC nâng cao

 02

 TS. Đỗ Lê Hưng Toàn

 14 

Thiết kế HTĐK tự động thuỷ lực. 

 02

 PGS.TS. Trần Xuân Tuỳ

15

Lý thuyết tạo hình bề mặt

 02

 PGS.TS. Nguyễn Văn Yến

16

Luận văn tốt nghiệp 

 15

TS. Hoàng Văn Thạnh 

-----------------------------------------------------------------------

Đà Nẵng, Những ngày đầu mùa mưa

(24/10/2020 - Ngày đi học cao học đầu tiên)

(25/04/2021 - Ngày kết thúc 15 môn và thi anh văn đầu ra)

(26/06/2022 - Ngày bảo vệ luận văn tốt nghiệp)

(19/11/2022 - Ngày nhận bằng tốt nghiệp)

Cao Thanh Khánh Mechanical Engineer

Tôi là Cao Thanh Khánh, tốt nghiệp cao học chuyên ngành kỹ thuật cơ khí tại trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng. Lĩnh vực nghiên cứu của tôi là chế tạo máy, lập trình AutoLISP, C++ và C#. Hiện tại tôi đang quản lý trang web vinacad.com. Nếu bạn có nhu cầu hoặc góp ý xin liên hệ theo địa chỉ sau:
Email: khanhbk07@gmail.com
Điện thoại: 0973.885.415
Kính chúc tất cả các bạn sức khỏe và hạnh phúc - Cao Thanh Khánh
URL : Copy
| https://www.vinacad.com/2020/10/truong-cu-tinh-xua.html