Hình 01: Giao diện ứng dụng Getdata Graph Digitizer |
Bước 02: Vào File - Open Image (hoặc nhấn phím tắt là O) để chèn ảnh có đồ thị vào ứng dụng này. Giả sử mình có cái đồ thị của hãng máy đúc ép nhựa Fanuc đã được chèn vào ứng dụng này.
Hình 02: Hình ảnh được chèn vào ứng dụng |
Bây giờ mình muốn vẽ lại cái đồ thị đường màu đỏ, trục tung có giá trị lớn nhất hơn 800, trục hoành chưa biết thời gian. Vì mình muốn trục hoành nằm trong khoảng thời gian 1 giây, nên giá trị lớn nhất của trục hoành mình sẽ chọn là 1.
Bước 03: Cài đặt tỉ lệ theo các giá trị lớn nhất của trục hoành và trục tung. Từ ứng dụng mình sẽ chọn Operations - Set the scale. Lúc này trên màn hình ứng dụng sẽ hiển thị Set Xmin, thì mình kích chuột trái chọn gốc tọa độ và nhập giá trị là 0 (nghĩa là giá trị nhỏ nhất của trục hoành, mình nhập gốc tọa độ là 0) và Set Xmax, thì mình kích điểm trên trục hoành và nhập giá trị là 1 (mình sẽ nhập giá trị lớn nhất là 1). Tương tự, đối với Set Ymin và Set Ymax thì mình kích chọn chuột trái và nhập lần lượt giá trị là 0 và 800.
Bước 04: Lấy tọa độ các điểm trên hình ảnh đã có. Từ giao diện của ứng dụng mình sẽ chọn Operations - Point capture mode (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + P), để vẽ các điểm trên đồ thị đã có, khi vẽ xong tọa độ sẽ được thống kê ra một bảng cho chúng ta sử dụng.
Hình 03: Dữ liệu thu được sau khi chọn các điểm |
Khi đã có được dữ liệu theo các tọa độ X - Y thì chúng ta dể dàng vẽ được đồ thị giống như trong hình ảnh đã có. Hy vọng bài viết sẽ mang lại thông tin hữu ích cho mọi người khi làm đồ án tốt nghiệp hay luận văn.
File Type: 2.1MB ZIP File
Th.S Cao Thanh Khánh - Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng - Tel: 0973.885.415